TIN TỨC

12 - 2023
09
09 - 12 -2023

QUY ĐỊNH VỀ TẦN SUẤT VÀ NGUYÊN TẮC BẢO TRÌ HỆ THỐNG, PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA, CHÁY CẦN NẮM VỮNG.

Bảo trì hệ thống PCCC là vấn đề quan trọng và rất được quan tâm từ các cơ quan, đơn vị. Bởi đa phần các cơ quan, đơn vị, tổ chức,….đều có lắp đặt hệ thống PCCC. Tuy nhiên sau khi hệ thống được đưa vào sử dụng và khai thác thì việc đảm bảo hệ thống hoạt động tốt và ổn định ta cần thực hiện công tác bảo, dưỡng bảo trì hệ thống PCCC thường xuyên và định kỳ.

Vì sao cần bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC theo định kỳ?

Hệ thống PCCC được trang bị ở mọi cơ quan, tổ chức, công trình nhưng trong quá trình sử dụng chỉ có một số ít hệ thống PCCC hoạt động tốt và ổn định. Các công trình còn lại, thiết bị trong hệ thống PCCC bị hỏng, lỗi không được phát hiện kịp thời dẫn đến hệ thống không hoạt động được khi cần, đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cháy nổ diễn ra ngày càng phức tạp và gây hậu quả nghiêm trọng trong thời gian qua.

Nếu hệ thống PCCC không được bảo trì định kỳ, hay các quy trình bảo dưỡng, bảo trì hệ thống PCCC không chuyên nghiệp, không đầy đủ các hạng mục sẽ không đảm bảo mức độ an toàn cũng như khả năng vận hành của hệ thống. Đa số rủi ro hoả hoạn đều bắt nguồn từ lý do các đơn vị sử dụng hệ thống phòng cháy chữa cháy không được bảo dưỡng PCCC định kỳ hoặc quy trình bảo trì không đúng, làm sơ sài, không đủ các hạng mục.

Quy định về tần suất kiểm tra, bảo trì hệ thống PCCC

 Những công trình trang bị hệ thống PCCC, Thông tư 17/2021/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 05/02/2021 quy định rõ về tần suất kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện PCCC nhằm đáp ứng yêu cầu của hệ thống hoạt động khi có hỏa hoạn, giảm thiểu tối đa thiệt hại tính mạng và vật chất.

 Theo thông tư quy định như sau:

Với hệ thống báo cháy: Tần suất bảo trì, bảo dưỡng hệ thống báo cháy được quy định cụ thể tại Mục I, Phụ lục VII, Thông tư 17/2021/TT-BCA như sau:

  • Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy (tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, thiết bị cảnh báo cháy sớm, modul các loại, chuông báo cháy, đèn báo cháy, nút báo cháy, nút ấn báo cháy, hệ thống âm thanh báo cháy và hướng dẫn thoát nạn) sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng. Các thiết bị này chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.
  • Thiết bị thuộc hệ thống báo cháy sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra ít nhất một năm một lầnđể đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
  • Việc bảo dưỡng định kỳ được thực hiện tùy theo điều kiện môi trường nơi lắp đặt và theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nhưng ít nhất hai năm một lầnphải tổ chức bảo dưỡng toàn bộ hệ thống.
  • Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống báo cháy phải tuân theo chỉ dẫn của nhà sản xuất và theo TCVN 5738:2001 và TCVN 3890:2009.

Với thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt:  Tần suất bảo dưỡng, bảo trì hệ thống được quy định cụ thể tại Mục II Phụ lục VIII Thông tư 17/2021/TT-BCA  như sau:

  • Với hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt: sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan. Các thiết bị đó gồm:

+ Tủ điều khiển chữa cháy; chuông, còi, đèn, bảng cảnh báo xả chất chữa cháy

+ Van báo động, van tràn ngập, van giám sát, van chọn vùng, van góc, công tắc áp lực, công tắc dòng chảy.

+ Ông phi kim loại dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy tự động, ống mềm dùng cho đầu phun chữa cháy; họng tiếp nước chữa cháy,

đầu phun chất chữa cháy các loại.

+ Chai, thiết bị chứa khí, sol-khí, bột, bọt chữa cháy các loại.

  • Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lầnđể đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
  • Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy bằng khí, sol-khí, nước, bột, bọt, phải tuân theo hướng dẫn của nhà sản xuất và các tiêu chuẩn chuyên ngành (TCVN 6101:1996, TCVN 6305:1997, TCVN 71611:2002, TCVN 7336:2003 , TCVN 7161:2009 và các tiêu chuẩn khác có liên quan).

Với  hệ thống đèn chiếu sáng sự cố và chỉ dẫn thoát hiểm: Tần suất bảo dưỡng, bảo trì hệ thống được quy định cụ thể tại Mục III Phụ lục VIII Thông tư 17/2021/TT-BCA  như sau:

  • Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố sau khi lắp đặt phải được chạy thử nghiệm để kiểm tra chất lượng và chỉ được đưa vào hoạt động sau khi có kết quả chạy thử nghiệm cho thấy hệ thống đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thiết kế và các tiêu chuẩn liên quan.

  • Đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố sau khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ một năm một lần để đánh giá chất lượng và khả năng hoạt động của các thiết bị trong hệ thống.
  • Việc kiểm tra, bảo quản, bảo dưỡng đèn chỉ dẫn thoát nạn, đèn chiếu sáng sự cố phải tuân theo quy định tại TCVN 3890:2009và hướng dẫn của nhà sản xuất.

Tuy nhiên để hệ thống hoạt động được ổn định và được kiểm tra thường xuyên phát hiện sự cố, hư hỏng. Hệ thống PCCC sẽ được kiểm tra, bảo trì thường xuyên theo Quý hoặc 6  tháng /1 lần và vận hành chạy thử hệ thống, diên tập PCCC thường xuyên hàng tháng.

NLP là đơn vị chuyên môn, kinh nghiệm nhiều năm về lĩnh vực bảo trì hệ thống PCCC cho các  tòa nhà cao tầng, chung cư cao cấp… Các công trình mà NLP cung cấp dịch vụ sẽ mang lại chất lượng cao nhất, an tâm cho Quý Khách hàng khi lựa chọn chúng tôi.

Liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY TNHH NAM LỢI PHÁT

A 159 đường số 9, Khu dân cư Kim Sơn, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM

Hotline: 0961 734 114 (zalo)

Email: pccc@namloiphat.com

Website: www.namloiphat.com

23 thoughts on “QUY ĐỊNH VỀ TẦN SUẤT VÀ NGUYÊN TẮC BẢO TRÌ HỆ THỐNG, PHƯƠNG TIỆN PHÒNG CHÁY CHỮA, CHÁY CẦN NẮM VỮNG.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *