TIN TỨC

02 - 2024
06
06 - 02 -2024

HỒ SƠ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY LÀ GÌ? GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?

HỒ SƠ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY LÀ GÌ? GỒM NHỮNG THÀNH PHẦN NÀO?

Phòng cháy chữa cháy là một trong những hoạt động quan trọng không thể thiếu khi xây dựng, vận hành bất cứ dự án nào, là yếu tố then chốt bảo đảm an toàn, tài sản, tính mạng con người. Là một trong những đơn vị hàng đầu trong thi công – bảo trì hệ thống PCCC cho các dự án lớn trên cả nước và 10 năm kinh nghiệm trong ngành, Nam Lợi Phát xin chia sẻ đến quý Anh/chị về những quy định khi lập hồ sơ PCCC.

Pháp luật quy định có những cơ sở phải tuân thủ việc lập hồ sơ phòng cháy chữa cháy. Vậy, hồ sơ phòng cháy chữa cháy là gì? Hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm thành phần nào?

  1. Hồ sơ phòng cháy chữa cháy là gì?

Theo quy định tại Nghị định 136/2020/NĐ-CP, hồ sơ phòng cháy chữa cháy (hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy) là một trong những điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở.

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy của cơ sở do người đứng đầu cơ sở lập và lưu giữ. Thành phần hồ sơ phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định của Bộ Công an.

  1. Hồ sơ phòng cháy chữa cháy gồm các thành phần nào?

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư 149/2020/TT-BCA. Theo đó người đứng đầu các cơ sở dưới đây có trách nhiệm tổ chức cập nhật, bổ sung hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy của cơ sở.

Hồ phòng cháy chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục cơ sở do cơ quan công an quản lý tại Phụ lục III Nghị định 136/2020/NĐ-CP, gồm:

Nội quy, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy chữa cháy; quyết định phân công nhiệm vụ, chức trách trong thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy của cơ sở (nếu có);

Giấy chứng nhận, văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có); văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục dự án, công trình, phương tiện giao thông cơ giới thuộc diện thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy tại Phụ lục V Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

Bản sao của bản vẽ tổng mặt bằng thể hiện giao thông, nguồn nước phục vụ cho việc chữa cháy, bố trí công năng của các hạng mục, dây chuyền công nghệ trong cơ sở đã được phê duyệt (nếu có);

Quyết định thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở, đội phòng cháy chữa cháy chuyên ngành (nếu có);

Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Công an có thẩm quyền cấp;

Phương án chữa cháy của cơ sở được phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý vi phạm hành chính, quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ hoạt động, quyết định phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết luận điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

Tài liệu ghi nhận kết quả kiểm tra đối với điện trở nối đất chống sét, kiểm định hệ thống, thiết bị, đường ống chịu áp lực theo quy định (nếu có);

Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy (nếu có);

Giấy chứng nhận bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đối với cơ sở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ tại Phụ lục II Nghị định 136/2020/NĐ-CP.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

Hồ sơ phòng cháy chữa cháy của cơ sở thuộc danh mục cơ sở do ủy ban nhân dân cấp xã quản lý tại Phụ lục IV Nghị định 136/2020/NĐ-CP gồm:

Nội quy, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy chữa cháy; quyết định phân công nhiệm vụ, chức trách trong thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy của cơ sở (nếu có);

Quyết định cấp chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ hoặc bản sao chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ do Công an có thẩm quyền cấp;

Phương án chữa cháy của cơ sở được phê duyệt; kế hoạch, báo cáo kết quả tổ chức thực tập phương án chữa cháy;

Biên bản kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy của cơ quan, người có thẩm quyền; tài liệu ghi nhận kết quả tự kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy của cơ sở; báo cáo kết quả kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy định kỳ 06 tháng của người đứng đầu cơ sở; báo cáo khi có thay đổi về điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy (nếu có); văn bản kiến nghị về công tác phòng cháy chữa cháy, biên bản vi phạm, quyết định xử lý hành chính hành vi vi phạm, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, phục hồi hoạt động của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

Báo cáo vụ cháy, nổ (nếu có); thông báo kết quả điều tra nguyên nhân vụ cháy của cơ quan có thẩm quyền (nếu có);

Giấy xác nhận cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy chữa cháy (nếu có).

—–

CÔNG TY TNHH NAM LỢI PHÁT

Với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo trì hệ thống PCCC chuyên bảo trì hệ thống PCCC cho các chung cư cao cấp, nhà cao tầng, nhà xưởng sản xuất, tòa nhà văn phòng, … cùng với đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, có chuyên môn cao về chuyên ngành PCCC. Nam Lợi Phát hiểu rõ từng chi tiết quan trọng, những điểm cần tập trung xử lý trong quá trình bảo trì hệ thống báo cháy, chống cháy, vì thế chúng tôi có thể hỗ trợ Quý Khách hàng giải quyết các vấn đề một cách tinh gọn, hiệu quả và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận hành hệ thống PCCC.

A 159 đường số 9, Khu dân cư Kim Sơn, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM

Hotline: 0961 734 114 (zalo)

Email: pccc@namloiphat.com

Website: www.namloiphat.com

#Namloiphat #NhathauPCCC #ThicongPCCC #BaotriPCCC #ThietbiPCCC #Tuvan_Phaply_PCCC

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *